Thursday, September 22, 2022

Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật BTTM - QLVNCH

Thành Lập Sở Liên Lạc

Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật chính thức thành lập vào tháng 1 năm 1964 tại Sài gòn Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Hồ Tiêu sau này là Đại Tá.  

Các Chỉ Huy Trưởng Sở Liên Lạc như sau:

1- Đại Tá Hồ Tiêu 
2- Đại Tá Liêu Quang Nghĩa 
3- Đại Tá Nguyễn Văn Minh 
4- Đại Tá Nguyễn Bá Trước 
5- Đại Tá Nguyễn Minh Tiến 

Thành Lập FOB Sở Liên Lạc

Establised / Thành Lập 1965 Forward Operating Base 

FOB1/Tiền Doanh 1 Phú Bài, Huế 1965, Khâm Đức 1966 
FOB2/ Tiền Doanh 2 Kontum 1965 
FOB3/Tiền Doanh 3 Ban Mê Thuộc 1965 Kontum, Khe Sanh 1968 
FOB4/ Non Nước Đà Nẵng 1965, 1968 
FOB5/ Ban Mê Thuộc 1968, Thủ Đức 
FOB6/ Đà Lạt 1965, Trại Hồ Ngọc Tảo 1968 Febuary 1971 

Thành Lập các Chiến Đoàn Xung Kích và Đoàn Liên Lạc

Febuary 1971 SMAG (Special Mission Advisory Group) / 1971, 1972, 1966, 1967, 1968 & 1969 C&C Command & Control Established / Thành Lập 1.11.1967 / November 1st, 1967,1968, 1969, 1970,1971 
Chiến Đoàn 1 Xung KíchCCN Command and Control North / Phú Bài, Non Nước 
Chiến Đoàn 2 Xung Kích CCC Command and Control Center / Kontum, Pleiku 
Chiến Đoàn 3 Xung Kích CCS Command and Control South / Ban Mê Thuộc 
Đoàn 1/SLL / TF1AE (Task Force One Advisory Element) 70,71 & 72 
Đoàn 2/SLL / TF2AE ( Task Force Two Advisory Element) Kontum / 70,71&72 
Đoàn 3/SLL / TF3AE (Task Force Three Advisory Element) Ban mê thuộc / 70,71 & 72 B53/ Long Thành 1970, 1971,1972 B50/ Project Omega FOB2 1966, 67, 68 Kontum B56/ 1967, 1968 Hồ Ngọc Tảo 

Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật

Sở Liên Lạc (Liaison Service / OPLAN-35- MACSOG)

  
Đại tá Hồ Tiêu (đứng bên trái)

Ðầu năm 1964, để chuẩn bị thành lập Sở Liên Lạc/NKT, Ðại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng/QLVNCH đã bổ nhiệm Ðại tá Hồ Tiêu cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Lữ Ðoàn Dù thành lập Bộ Chỉ Huy và Ðại Ðội Công Vụ. Song song với sự thuyên chuyển này, BCH/NKT và Sở Liên Lạc (SLL) đã phối hợp để tuyển chọn một số sĩ quan (SQ) của trường Võ Bị Ðà Lạt, trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Ðức, cùng một số hạ sĩ quan (HSQ) của trường Hạ sĩ quan Ðồng Ðế (Nha Trang) do Phòng 1/SLL tuyển chọn về phục vụ tại SLL. Ngoài ra, SLL cũng xúc tiến việc tuyển mộ một số Biệt Kích Quân (BKQ) để thành lập các toán thám sát và các Chiến Ðoàn Xung Kích.
Hầu hết các SQ, HSQ, Binh sĩ và BKQ vừa mới tuyển mộ đều được gởi ra Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế (sau này là Trung Tâm Huấn Luyện Quyết Thắng) để thụ huấn các lớp học căn bản về thám sát và nhảy dù. Sau khi hoàn tất việc huấn luyện, tất cả các khóa sinh phải trở về đơn vị để thành lập các toán thám sát. Về phía Việt Nam, mỗi toán gồm 12 toán viên, do một sĩ quan cấp bậc Chuẩn úy hoặc Thiếu úy làm Toán Trưởng. Các toán viên là HSQ, Binh sĩ và BKQ. Toán sẽ được gởi đi thực tập hành quân sau khi thành lập. Mỗi toán phải trải qua 2 cuộc thực tập hành quân tại ngoại biên và 2 cuộc thực tập hành quân tại các mật khu của Việt Cộng tại nội địa. Sau khi toán được đánh giá, sẽ tham dự các cuộc hành quân chính thức. Tùy theo nhu cầu chiến trường, mỗi toán có thể được tách ra làm 2. Do đó, khi đi hành quân mỗi toán có thể chỉ có 6 toán viên mà thôi.

Ban đầu, SLL/NKT được tổ chức như sau:

A) BỘ CHỈ HUY VÀ ÐẠI ÐỘI CÔNG VỤ
Ðồn trú ở Sài Gòn, đặt tại doanh trại cũ của SLL/PTT, cạnh sân bay quân đội và Bộ Tổng Tham Mưu.

FOB1 Phú Bài 15 toán thám sát, FOB2 Kontum 15 toán thám sát, FOB3 Khe Sanh 17 toán thám sát & FOB4 Đà Nẵng 17 toán thám sát

a) Chiến Đoàn I Xung Kích

• Bộ Chỉ Huy
• 10 Toán Thám Sát (mỗi toán có 12 toán viên, do cán bộ Việt Nam làm Toán Trưởng)
• 3 Ðại Ðội Xung Kích (mỗi đại đội có 150 người, do cán bộ Việt Nam và cố vấn Hoa Kỳ đồng chỉ huy).
Chiến Ðoàn I Xung Kích đồn trú tại Ðà Nẵng. Vùng hành quân là biên giới Lào-Việt, thuộc Quân Khu I. Chiến Ðoàn I có tiền doanh (Forward Operation Base – FOB) đặt tại Phú Bài và các căn cứ xuất phát (CCXP) lưu động (Mobile Launching Team – MLT) tại Khâm Ðức, A-Shau, A-Lưới, Quảng Trị, Mai Lộc, v.v.

Chiến Đoàn 2 Xung Kích có 30 toán thám sát

b) Chiến Đoàn II Xung Kích
• Bộ Chỉ Huy
• 10 Toán Thám Sát (mỗi toán có 12 toán viên, do cán bộ Việt Nam làm Toán Trưởng)
• 3 Ðại Ðội Xung Kích (mỗi đại đội có 150 người, chia thành Ban Chỉ Huy và 4 Trung Ðội, kể cả 1 Trung Ðội súng nặng, do cán bộ Việt Nam và cố vấn Hoa Kỳ đồng chỉ huy).
Chiến Ðoàn II Xung Kích đồn trú tại Kontum. Chiến Ðoàn này có 1 Ðài Tiếp Vận Truyền Tin, đặt trên một đỉnh núi tại biên giới Lào-Việt và được đặt tên là G.5 hay Leghorn, và các căn cứ xuất phát lưu động tại Dakto, Ðức Cơ, Ðức Lập, v.v. đặt cạnh các trại biên phòng của Lực Lượng Ðặc Biệt (LLÐB). Vùng hành quân của Chiến Ðoàn II Xung Kích là vùng biên giới Lào-Việt, thuộc Quân Khu II và nhất là vùng 3 biên giới (tam biên).

FOB5 Ban Mê Thuột 12 toán thám sát, FOB6 Hồ Ngọc Tảo 12 toán thám sát.

c) Chiến Đoàn III Xung Kích

• Bộ Chỉ Huy
• 10 Toán Thám Sát (mỗi toán có 12 toán viên, do cán bộ Việt Nam làm Toán Trưởng)
• 3 Ðại Ðội Xung Kích (mỗi đại đội có 150 người, chia thành Ban Chỉ Huy và 4 Trung Ðội, kể cả 1 Trung Ðội súng nặng, do cán bộ Việt Nam và cố vấn Hoa Kỳ đồng chỉ huy).

Chiến Ðoàn III Xung Kích đồn trú tại Ban Mê Thuột. Vùng hành quân là vùng biên giới Miên-Việt, thuộc lãnh thổ Quân Khu III. Chiến Ðoàn này cũng có các căn cứ xuất phát lưu động tại Quản Lợi, Sông Bé, Tống Lê Chân, Kà-Tum, v.v.

Thêm vào đó, mỗi Chiến Đoàn đều có một Đại Đội An Ninh, có trách nhiệm canh gác và phòng thủ. Cơ cấu tổ chức này có từ năm 1968 đến 1970, và sau đó giảm dần quân số cho đến năm 1972 thì chấm dứt. Như đã trình bày ở trên, mỗi Chiến Đoàn đều có 1 đến 2 Căn Cứ Xuất Phát và nhiều căn cứ yểm trợ. Tùy theo nhu cầu của mục tiêu, các CCXP và yểm trợ này cũng lưu động theo mục tiêu hành quân.

Ngoài ra, cơ quan đối nhiệm của Nha Kỹ Thuật (MACSOG) cũng thành lập cạnh mỗi Chiến Ðoàn Xung Kích của SLL/NKT một bộ phận tương ứng gọi là “Command and Control”, như cạnh CÐ I Xung Kích là “Command and Control North – CCN”, cạnh CÐ II Xung Kích là”Command and Control Center – CCC” và cạnh CÐ III Xung Kích là “Command and Control South – CCS”. Ngoài Bộ Chỉ Huy, phía Hoa Kỳ cũng có 20 toán hỗn hợp (Hoa Kỳ + Việt Nam + Thượng hoặc Nùng). Các toán trưởng, toán phó và hiệu thính viên đều là các SQ và HSQ nhiều kinh nghiệm của LLÐB Hoa Kỳ tình nguyện. Mỗi toán đều có 1 thông dịch viên và 2 toán viên người Việt, Thượng hoặc Nùng. Các Ðại Ðội Xung Kích hỗn hợp được gọi là “Exploitation/Reactionary Company”. Các Ðại Ðội Trưởng đều là SQ Hoa Kỳ (cấp đại úy). Tùy theo nhu cầu, tại mỗi Chiến Ðoàn còn có các Ðại Ðội Dân Sự Chiến Ðấu (DSCÐ) Nùng đảm trách việc canh gác và phòng thủ doanh trại. Tại các tiền doanh (FOB) hay căn cứ xuất phát cũng đều có các SQ và HSQ Hoa Kỳ hoạt động chung với SQ và HSQ cán bộ Việt Nam Cộng Hòa.

Ðể đáp ứng nhu cầu hành quân của SLL/NKT, Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Không Quân tăng phái thường xuyên cho SLL/NKT 1 máy bay C-47 và 1 phi đoàn trực thăng (Phi Ðoàn 219), và đồng thời biệt phái một số phi cơ quan sát (U-17) thuộc Phi Ðoàn 110 để bay không thám (Visual Recon). Hai Phi Ðoàn 219 và 110 đều đồn trú tại Ðà Nẵng. Hằng ngày, các phi đoàn này đều có một số máy bay trực thăng hoặc U-17 túc trực tại các phi trường hoặc tại các Chiến Ðoàn liên hệ. 


Kể từ ngày 1/1/1971, SLL/NKT được tái tổ chức như sau:

• Bộ Chỉ Huy và Ðại Ðội Công Vụ đồn trú tại Sài Gòn (trụ sở cũ).
• Ðoàn 1 Liên Lạc do Thiếu tá Tống Hồ Huấn làm Chỉ Huy Trưởng và đồn trú tại Biên Hòa. Ðoàn 1 Liên Lạc được tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn III/Quân Khu 3 và hoạt động trong vùng lãnh thổ của QK3.
• Ðoàn 2 Liên Lạc do Thiếu tá Lê Minh làm Chỉ Huy Trưởng. Ðoàn này trước tiên đồn trú tại Kontum rồi sau đó dời qua Pleiku (1973). Ðoàn 2 Liên Lạc được tăng phái cho BTL/QÐII/QK2 và hoạt động trong vùng lãnh thổ của QK2.
• Ðoàn 3 Liên Lạc do Trung tá Vũ Mạnh Cường và sau đó là Thiếu tá Ðoàn Kim Tuấn làm Chỉ Huy Trưởng. Ðoàn 3 Liên Lạc đồn trú tại Ban Mê Thuột và được tăng phái hành quân cho BTL/QÐII/QK2.

Vị Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của Sở Liên Lạc/NKT là Ðại tá Nguyễn Minh Tiến. Sở Liên Lạc/NKT và các đơn vị trực thuộc vẫn tiếp tục hành quân cho đến sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Wednesday, September 21, 2022

Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật

Sở Liên Lạc/PTT còn có một danh xưng vỏ bọc khác là “Trung Ương Cục” để đối đầu với “Trung Ương Cục Miền Nam” của Cộng Sản, còn được gọi là “Cục R”.  Trụ sở của Sở Liên Lạc/PTT được đặt tại một khu vực phía sau Bộ Tổng Tham Mưu, gần Nghĩa Trang Bắc Việt và Sân Vận Ðộng Quân Ðội.  Cố Ðại Tá Lê Quang Tung và Cố Ðại Tá Trần Khắc Kính là 2 người đầu tiên đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng một nền tảng vững chắc cho Sở Liên Lạc/PTT, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và hoạt động của Sở Khai Thác Ðịa Hình, Phòng E45 hay Sở Bắc và Nha Kỹ Thuật sau này.  Cũng trong gian đoạn này, Ðại Úy Trần Văn Hổ (Cố Ðại Tá) được bổ nhiệm làm Phó Giám Ðốc Sở Liên Lạc/PTT trong một thời gian ngắn.  Ngày 1 tháng 11 năm 1957, một Liên Ðoàn “hành động” đầu tiên được thành lập, có danh xưng là Liên Ðoàn Quan Sát Số 1, đặt dưới quyền chỉ huy của Cố Ðại Úy Bùi Thế Minh và trực thuộc Sở Liên Lạc/PTT.

 Vào khoảng cuối năm 1958, cơ cấu tổ chức của Sở Liên Lạc/PTT gồm có:

•         Phòng 35 – Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy hành quân, huấn luyện cán bộ, thanh tra các Trung Tâm Huấn Luyện cùng gởi nhân viên ra ngoại quốc thụ huấn, v.v...  Phòng 35 do Ðại Úy Trần Khắc Kính, Phó Giám Ðốc Sở Liên Lạc/PTT kiêm nhiệm cùng với phụ tá Trần Lai Miên.

•         Phòng 45 còn được gọi là Sở Bắc, có nhiệm vụ tổ chức hệ thống tình báo chiến lược của VNCH tại miền Bắc và quốc ngoại.  Trưởng Phòng là Ðại Úy  Ngô Thế Linh (Cố Ðại Tá), cùng một số các sĩ quan phụ tá như Nguyễn Bảo Thùy, Ðỗ Văn Tiên, Nguyễn Nghệ trực tiếp trông coi và điều hành.  Sau này, Phòng 45 hay Sở Bắc được cải tổ lại thành Sở Công Tác, trực thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM/QLVNCH vào đầu năm 1971.

•         Phòng 55 còn được gọi là Sở Nam, có nhiệm vụ đặt cán bộ nồng cốt tại miền Nam Việt Nam để xây dựng và thành lập các thành phần kháng chiến nằm vùng, đề phòng trường hợp Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống miền Nam.  Trưởng Phòng 55 là Nguyễn Qúy Huỳnh, và sau đó là Trần Văn Minh.  Sau này, Phòng 55 hay Sở Nam được cải tổ lại thành Sở Liên Lạc, trực thuộc Nha Kỹ Thuật/BTTM/QLVNCH vào năm 1964.

•         Phòng 65 chuyên lo về An Ninh Quân Ðội, kiểm soát những thành phần nội công và gián điệp Cộng Sản.  Lê Ðình Ngân, Ðàm Thế Công và Nguyễn Qúy Hùng là những người đầu tiên trực tiếp điều hành Phòng 65.

•         Phòng 75 có nhiệm vụ trông coi, thu thập và lưu giữ hồ sơ cùng những tài liệu mật có liên quan đến các hoạt động của Sở Liên Lạc/PTT.

•         Phòng 78 có trách nhiệm về tài chánh và hành chánh, điều hành các ngân khoản trợ cấp cho các hoạt động của Bộ Chỉ Huy (BCH) Sở cũng như các cuộc hành quân của Toán.

•         Phòng 95 là Phòng Truyền Tin, chỉ huy Ðại Ðội Truyền Tin 660, có trách nhiệm tổ chức và huấn luyện chuyên viên truyền tin cho các Toán, phân phối máy móc và giữ liên lạc truyền tin giữa BCH Sở và các Toán hoạt động tại Bắc Việt, quốc nội cũng như quốc ngoại.  Trưởng Phòng 95 là cựu Ðại Tá Mai Viết Triết.

Từ năm 1957 đến năm 1959, Sở Liên Lạc/PTT bắt đầu khởi sự việc huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các cán bộ cấp chỉ huy và các đơn vị trực thuộc.   Năm 1959, Trung Tá Lê Quang Tung, Thiếu Tá Trần Khắc Kính và Ðại Úy Trần Văn Hổ là 3 người Việt Nam đầu tiên tham dự khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ trên đảo Saipan, một hòn đảo nhỏ do Hoa Kỳ kiểm soát tại Thái Bình Dương.  Sau đó, Thiếu Tá Trần Khắc Kính và Thiếu Tá Cố Vấn Hoa Kỳ Russel Flyn Miller hướng dẫn 12 sĩ quan của Sở Liên Lạc/PTT qua Saipan học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ để điều hành chương trình Hành Quân Bắc Tiến của Sở.  Mười hai sĩ quan của Sở Liên Lạc/PTT tham dự khóa này gồm có:

1.         Ðại Úy Ngô Thế Linh

2.         Ðại Úy Ðàm Minh Viên

3.         Trung Úy Nguyễn Khắc Hy

4.         Trung Úy Nông An Pang

5.         Trung Úy Trần Bá Tuân

6.         Trung Úy Văn Công Báu

7.         Trung Úy Nguyễn Quang Trung

8.         Trung Úy Nguyễn Bảo Thùy

9.         Trung Úy Lê Ngọc Cẩn

10.        Trung Úy Phạm Văn Minh

11.        Thiếu Úy Nguyễn Nghệ

12.        Thiếu Úy Lê Quang Triệu (bào đệ Cố Ðại Tá Lê Quang Tung).

Vào tháng Ba năm 1961, để chuẩn bị cho một chuyến công tác dài hạn xâm nhập miền Bắc, Phòng 45 gởi một điệp viên đơn độc (singleton) là Vũ Công Hồng, bí danh Hirondelle, vượt sông Bến Hải qua vùng Phi Quân Sự, hoạt động dọc theo vĩ tuyến 17 trong một công tác ngắn hạn của Phòng 45.  Hai tuần sau, điệp viên Hirondelle trở lại miền Nam cùng với một số tin tức về đường đi nước bước và hệ thống an ninh của miền Bắc.  Chuyến công tác này coi như thành công và mang lại nhiều phấn khởi cho Phòng 45.

Ðầu tháng Tư năm 1961, một điệp viên đơn độc khác của Phòng 45 (singleton) tên Phạm Chuyên, bí danh Ares hay Hạ Long, rời bãi biển Ðà Nẵng bằng thuyền Nautilus 1, lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng Ninh rồi sau đó chèo xuồng đổ bộ vào một làng đánh cá gần Cẩm Phả, Hòn Gai – Bắc Việt, bắt đầu thi hành một công tác dài hạn.  Khoảng 2 tuần sau, người điệp viên bí danh Ares gởi một bức điện văn đầu tiên về cho Phòng 45 và cơ quan CIA tại Sàigòn.  Chuyến công tác xâm nhập coi như thành công!  Sau đó, điệp viên Ares gởi thêm 22 bản báo cáo nữa cho đến tháng Sáu năm 1961 thì đột nhiên mất tích...  Ngày 8 tháng Tám năm 1961, Phòng 45 lại nhận được một điện văn của điệp viên Ares sau gần 2 tháng mất liên lạc, cắt nghĩa về sự vắng mặt của mình và yêu cầu xin tiếp tế...  Từ đó, thỉnh thoảng điệp viên Ares vẫn liên lạc với Trung Ương tại Sàigòn, báo cáo những tin tức quan trọng về nhà máy điện tại Uông Bí, hệ thống cầu cống, xe lửa, xa lộ và hải cảng Hải Phòng, v.v... cho đến năm 1968 thì mất liên lạc hẳn.

Cũng vào tháng Tư năm 1961, Sở Liên Lạc/PTT được đổi tên là Sở Khai Thác Ðịa Hình, trực thuộc Phủ Tổng Thống.  Tuy nhiên, Sở Khai Thác Ðịa Hình/PTT vẫn duy trì các cơ cấu tham mưu của Sở Liên Lạc/PTT để tiếp tục hoạt động.  Bộ Chỉ Huy Sở Khai Thác Ðịa Hình/PTT dùng danh hiệu đặc biệt “KHIÊM QUANG”.  Mỗi chữ của danh hiệu này là tên của một Phòng.  Mỗi Phòng được giao phó một nhiệm vụ tham mưu hay một công tác đặc biệt.  Theo nguyên tắc này, Phòng 45 hay Sở Bắc được đặt tên là Phòng E và do đó thường được gọi là Phòng E45.  Cũng vào thời điểm này, Liên Ðoàn Quan Sát Số 1 đổi tên thành Liên Ðoàn 77 và được thuyên chuyển từ Quân Trường Ðồng Ðế – Nha Trang về đóng tại Trại Hùng Vương, phía sau trường đua Phú Thọ – Sàigòn.

Danh xưng Đòan 1,2 và 3 của Sở Liên Lạc, Nha Kỹ Thuật bắt đầu vào 1 tháng 5 năm 1973 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi cơ quan MACV SOG chánh thức ra khỏi chiến trường Việt Nam cùng các đơn vị khác của Hoa Kỳ và Đồng Minh trong chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh Việt Nam.
Tóan Yễm Trợ Nha Kỹ Thuật (Strategic Technical Directorate Assistance Team 158) STDAT-158
chính thức họat động tại Nha Kỹ Thuật vào ngày 24 tháng 4 năm 1972 do Công Văn của cơ quan MACV Directive 870-1 hồ sơ bí mật TOP SECRET vào 7 tháng 2 năm 1973 và đã được giải mật.

Trước đây Sở Liên Lạc xử dụng danh xưng Chiến Đòan 1, 2 và 3 Xung Kích, Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật.
Cơ quan MACV-SOG thành lập tại Chợ Lớn Việt Nam vào ngày 24 tháng 1 năm 1964 và năm nay 2014 Đại Hội SOA sẽ làm lễ Kỹ Niệm 50 năm ngày thành lập MACV-SOG tại Las Vegas, Nevada Hoa Kỳ.
Trước khi có danh xưng Chiến Đòan 1,2 và 3 Sở Liên Lạc đã có những Tiền Doanh như sau:

Forward Operating Base (Tiền Danh)
FOB1/Tiền Danh 1 Phú Bài, Huế 1965, Khâm Đức 1966
FOB2/ Tiền Danh 2 Kontum 1965
FOB3/Tiền Danh 3 Ban Mê Thuộc 1965 Kontum, Khe Sanh 1968
FOB4/ Non Nước Đà Nẵng 1965, 1968
FOB5/ Ban Mê Thuộc 1968, Thủ Đức
FOB6/ Đà Lạt 1965, Hồ Ngọc Tảo 1968
Và tiếp đó là danh xưng Command and Control từ 1964 cho đến 1 tháng 11 năm 1967 Danh Xưng 
CCN, CCC và CCS (Chiến Đòan 1,2 và 3 Xung Kích) 
xử dụng tiếp tục đến tháng 5 năm 1973

Dưới đây là một số tài liệu và những bảng phóng đồ cũng như tài chánh kiểm kê tại Kho 50 Nha Kỹ Thuật 
khi Tóan cố vấn 158 Nha Kỹ Thuật họat động từ tháng 24 tháng 4 năm 1972 cho đến ngày 12 tháng 3 năm 1973.

Tài liệu đính kèm:
May 1st 1972
Nha Kỹ Thuật Toán Yễm Trợ 158 (1972-1973)
STDAT-158 TEAM (Strategic Technical Directorate Assistance Team -158)

Establised / Thành Lập 1965
Forward Operating Base
FOB1/Tiền Doanh 1 Phú Bài, Huế 1965, Khâm Đức 1966
FOB2/ Tiền Doanh 2 Kontum 1965
FOB3/Tiền Doanh 3 Ban Mê Thuộc 1965 Kontum, Khe Sanh 1968
FOB4/ Non Nước Đà Nẵng 1965, 1968
FOB5/ Ban Mê Thuộc 1968, Thủ Đức
FOB6/ Đà Lạt 1965, Hồ Ngọc Tảo 1968
Febuary 1971
SMAG (Special Mission Advisory Group) / 1971, 1972
1966, 1967, 1968 & 1969 C&C Command & Control
Established / Thành Lập
1.11.1967 / November 1st, 1967 1967,1968, 1969, 1970,1971

CCN Command and Control North / 
Chiến Đoàn 1 Xung Kích Phú Bài, Non Nước
CCC Command and Control Center
Chiến Đoàn 2 Xung Kích Kontum, Pleiku
CCS Command and Control South
Chiến Đoàn 3 Xung Kích Ban Mê Thuộc

TF1AE (Task Force One Advisory Element) 
70,71 & 72
TF2AE ( Task Force Two Advisory Element) 
Kontum / 70,71&72
TF3AE (Task Force Three Advisory Element)  
Ban mê thuộc / 70,71 & 72

B53/ Long Thành 1970, 1971,1972
B50/ Project Omega FOB2 1966, 67, 68 Kontum
B56/ 1967, 1968 Hồ Ngọc Tảo

Căn Cứ Xuất Phát
(Launch Site) cho xâm nhập ngoại biên Quản Lợi, Benhet, Đức Cơ, Plei-Jereng, Tân Cảnh, Phú Bài, Khe Sanh và NKP (Nakaphadon) Thái Lan.

FOB1 (CCN) Launch Site 
(Căn Cứ Xuất Phát) Đông Hà, Khe Sanh, Phú Bài, NKP Thái Lan.
FOB2 (CCC) Launch Site Benhet, Đức Cơ, Dakto, Pleime, Plei-Jereng, Tân Cảnh.
FOB3 (CCS) Launch Site Quản Lợi

Sở Liên Lạc và Tôi - Thiếu Tá Lê Minh CHT Chiến Đoàn 2 Xung Kích

Xuống taxi ngay ngã 3 vào Bắc Việt Nghĩa Trang, tôi tìm địa chỉ Sở Liên Lạc (SLL) để trình diện vào khoảng cuối năm 1964. Thấy trước mặt bên tay phải là một doanh trại có trạm gác, tôi bèn đến hỏi thăm thì quả đúng là SLL đây rồi. Tuy nhiên, vì thấy người lính gác cổng mặc quân phục Dù, đội nón đỏ nên tôi không biết chắc đó có phải là SLL hay không, vì khi được lệnh về trình diện SLL, tôi cũng không biết đơn vị này hoạt động như thế nào? Thấy được thuyên chuyển về SLL, tôi đinh ninh đây là một đơn vị chuyên về hành chánh. Do đó, khi được người lính gác cổng cho biết đây là SLL, tôi hết sức bàng hoàng và nghĩ nhanh trong đầu: “Bộ mình được thuyên chuyển về Nhảy Dù sao?” Sau đó, tôi được sĩ quan trực cổng hướng dẫn vào Phòng 1 để trình diện. Trên đường từ cổng vào, tôi thấy doanh trại được thiết lập theo hình chữ U trông thật bề thế. Ở giữa khoảng sân rộng là một cột cờ cao và một lá cờ thật lớn đang căng rộng trên khoảng không gian đầy mây trắng. Song song với 2 dãy doanh trại là 2 hàng phượng vĩ trùm, đầy hoa đỏ thắm.

Hai vị sĩ quan tôi gặp đầu tiên là Đại úy Lê quang Tiềm và Trung úy Trần lưu Huân. Hai vị này rất niềm nở, và hỏi sao tôi về trình diện trễ quá vậy! Tôi trình Sự Vụ Lệnh (SVL), và cho họ biết tôi mới nhận được SVL cách nay có 3 hôm. Nhưng vì đơn vị thiếu sĩ quan (SQ) nên gần 3 tháng sau, khi có lệnh thuyên chuyển tôi mới được ra đi. Sau này, tôi được biết các anh Lê tấn Thành, Tống hồ Huấn, Trần trung Ginh, v.v. đã về trình diện trước tôi hơn 3 tháng. Sau đó, tôi được Trung úy Huân hướng dẫn lên trình diện Chỉ Huy Trưởng (CHT) SLL. Lúc bấy giờ, Đại tá Hồ Tiêu còn là Trung tá. Ông rất cởi mở, vui vẻ hỏi thăm tôi về những hoạt động của binh chủng Biệt Động Quân. Ông có nhiều nhận xét rất chính xác về hoạt động cũng như hiệu năng của binh chủng này. Ra khỏi văn phòng CHT, tôi lại được Trung úy Nham hướng dẫn giới thiệu các Ban, Phòng của SLL. Qua các phòng, tôi thấy mọi người đều cởi mở và thân thiện khiến tôi cũng bớt bỡ ngỡ.

Phần lớn các sĩ quan SLL đều thuyên chuyển từ Sư Đoàn Nhảy Dù sang, và được tuyển chọn từ những sĩ quan xuất sắc ở các Tiểu Đoàn Dù thiện chiến, như Trung tá Nguyễn viết Cần, Trung tá Liêu quang Trung, Đại úy Phan trọng Sinh, v.v. Riêng các Thiếu úy Văn thạch Bích, Nguyễn thái Kiên, Phạm văn Hy, Nguyễn văn Thụ, Phan nhựt Văn, Vương vĩnh Phát, Nguyễn hải Triều, Đoàn kim Tuấn, đều là những SQ Trung Đội Trưởng hoặc Đại Đội Trưởng xuất sắc, thuộc các Tiểu Đoàn Dù tuyển chọn về. Ngoài ra, còn có Đại úy Nguyễn mạnh Tường và Đại úy Nguyễn văn Thanh, từ Côn Đảo trở về sau khi tham gia cuộc đảo chánh năm 1960 bất thành. Nhìn tác phong của các vị này tôi ngưỡng mộ hết sức.

Tôi được bổ sung vào Phòng 3, Trưởng Phòng là Đại úy Nguyễn mạnh Tường. Phòng 3 lúc bấy giờ đã có 6-7 SQ rồi. Trong thời gian này, các Tiền Doanh chưa được thành lập nên công việc cũng chưa có gì nhiều. Hằng ngày, chúng tôi chỉ có việc lên bản đồ qua những tin tức do các hộp thư từ bên Lào gửi về. Tôi chỉ ngồi chờ ngày đi học nhảy dù! Được biết SLL lúc thành lập nằm trong Bộ Tổng Tham Mưu, và mới di chuyển về đây một vài tháng nay thôi. Doanh trại này trước kia thuộc BTL/LLĐB. Sau cách mạng 63, LLĐB di chuyển về Nha Trang, và SLL từ trong Bộ TTM dời về đây. Doanh trại còn rất nhiều phòng trống, giấy tờ nằm ngổn ngang trong các phòng ốc, tủ và bàn giấy. Do đó, nhóm SQ độc thân chúng tôi phải thu dọn, và sau đó mỗi người chiếm một phòng thật thoải mái. Ở trong trại, tới giờ ăn thì chúng tôi ra ngoài Lăng Cha Cả ăn 2 bữa trưa và chiều, rất tiện lợi. Nhưng không có việc gì làm, chỉ ngồi chờ ngày đi học nhảy dù nên tôi bắt đầu nhớ những ngày ở Biệt Động Quân... Cũng may, sau gần hơn tháng ngồi chơi tôi theo học khóa 58A Nhảy Dù ở Trung Tâm Huấn Luyện Sư đoàn ND. Mãn khóa Dù, khoảng nửa tháng sau, tôi cùng 5 sĩ quan khác lên Trung Tâm Huấn Luyện Long Thành tham dự khóa Thám Sát, do các cố vấn Mỹ hướng dẫn. Khóa học rất hữu ích, và cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong thời gian hơn 2 năm tôi nắm Toán Trưởng sau này. Sau gần 3 tháng huấn luyện và hành quân thực tập, chúng tôi 5 SQ, nắm 5 toán Lôi Hổ đầu tiên, gồm có: Thiếu úy Văn thạch Bích, Nguyễn thái Kiên, Nguyễn văn Thụ, Phạm văn Hy, và tôi.

Trong thời gian này các Tiền Doanh chưa có, chỉ có C&C ở Đà Nẵng thôi.

Chúng tôi từ Long Thành mỗi lần đi hành quân, điểm xuất phát là các trại Khâm Đức, hay trại Khe Sanh, trại A-Shao, thuộc các trại A Lực Lượng Đặc Biệt. Xong hành quân là về lại Long Thành. Mỗi toán chúng tôi đều có 1 phòng ở đây. Đi phép xong, trở về Long Thành, lên C130 đi hành quân tiếp. Mỗi lần ra Khe Sanh hay Khâm Đức hành quân, nếu gặp thời tiết tốt thì ngày hôm sau là “Go” ngay. Tuy nhiên, gặp những ngày thời tiết xấu thì nản hết sức. Có khi cả tuần hay nửa tháng mới xâm nhập được! Đi hành quân mà ngoài vũ khí và đạn dược ra, chúng tôi còn phải mang theo 1 túi xách để chứa khăn tắm, quần áo lót, bàn chải và kem đánh răng, đề phòng thời tiết xấu không xâm nhập được. Cũng may, chúng tôi chỉ chịu đựng như thế đâu khoảng hơn nửa năm thì thành lập các Tiền Doanh hay FOB (Forward Operation Base), và sau đó tôi được thuyên chuyển đến FOB 2 Kontum.

Trong thời điểm này, mỗi FOB có khoảng từ 10 đến 15 Toán. Nhưng vì không đủ sĩ quan nên các Toán Trưởng được bổ sung là Hạ Sĩ Quan, hoặc các Biệt Kích Quân giỏi và có khả năng. Trước đó, FOB 2 Kontum là doanh trại quân xa của Tiểu Khu Kontum. Lúc mới nhận, trại rất chật chội. Mọi người đều phải ngủ trên ghế bố, kể cả Biệt Đội Trực Thăng KingBee 219. Công Binh Mỹ làm việc ngày đêm. Nhưng sau một chuyến hành quân 7 ngày trở về, tôi đã thấy có đầy đủ phòng ngủ, phòng ăn, câu lạc bộ, nơi chiếu phim, v.v. Mỗi toán đều có 1 phòng riêng biệt, rộng rãi và thoải mái. Đến khoảng giữa năm 1967, tôi bàn giao Toán Ohio cho Văn minh Huy, và đổi về C&C Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng được khoảng 2 tháng, buồn quá nên tôi xin đổi về Phú Bài, và coi Đại Đội Thám Sát. Cuối năm 1967, tôi được giải ngũ. Trong đợt này, SLL có 3 người được giải ngũ là: anh Nguyễn văn Ôn Khóa 13, anh Trần trung Ginh Khóa 14, và tôi Khóa 15 Thủ Đức. Nhưng giải ngũ còn đang đi phép thì xảy ra vụ Tết Mậu Thân... Thế là bị gọi tái ngũ lại, xách ba-lô trở ra lại Phú Bài. Mới vắng Huế có mấy tháng, nay trở ra lần này thấy Huế chịu trận Tết Mậu Thân bị đổ nát tiêu điều! Khắp thành phố Huế, gần như mọi người đều chít khăn tang. Trong khi đó, nhiều tỉnh lỵ trong miền
Nam vẫn còn đang giao tranh với VC.

Khoảng giữa tháng 5 năm 1968, tôi nhận được lệnh đi xuống Thất Sơn, tỉnh Châu Đốc để tuyển mộ người Miên vào Biệt Kích. Cùng đi với tôi là 1 HSQ Mỹ và 1 thông dịch viên người Miên lai Hoa, thông thạo tiếng Anh-Pháp-Việt và Miên. Những người Miên này thường được gọi là “Khmer Kampuchea Krom” hay là “KKK”, có nghĩa là những người Miên ở miền dưới, chứ không phải trên Cao Miên. Có thời gian họ ly khai, kéo quân vào mật khu chống lại chính phủ miền Nam, và chống luôn cả Việt Cộng. Họ có tổ chức đến cấp tiểu đoàn, sau này trở về quy thuận với chính quyền miền Nam. Chúng tôi đến gặp vị dân biểu người Miên ở quận Tri Tôn, sau đó được giới thiệu đi gặp Ông Lục Cả, vị Sư lớn nhất của vùng Thất Sơn. Chúng tôi trình bày và xin được phép tuyển mộ lính Miên, và ông cũng chấp thuận. Vài hôm sau, họ gom lại thành từng Trung Đội, Đại Đội, cùng các cấp chỉ huy tập trung tại Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng chờ C130 đến đón về Phú Bài. Có điều lạ là có người mang theo vợ con, và cũng có cả ông Lục (Ông Sư) tháp tùng theo nữa!

Trong khoảng thời gian cuộc tấn công Mậu Thân đợt 2, vào một buổi chiều, tôi được lệnh cùng mấy HSQ Mỹ đem 1 Đại Đội Miên về Sài Gòn bằng C130 ngay trong đêm. Về đến Sài Gòn cũng đã 2-3 giờ khuya, cả Đại Đội ngủ dọc dài theo các hành lang trong Sở. Riêng nhóm HSQ Mỹ thì về số 10 đường Nguyễn minh Chiếu. Sáng hôm sau, tôi dựa theo các bài tấn công trong thành phố đem ra hướng dẫn, dùng các phòng trong Sở để huấn luyện Đại Đội Miên. Phần các HSQ Mỹ thì họ nói gần, nói xa là họ không tham dự. Buổi chiều, tôi theo SQ Trưởng Phòng 3 vào Chợ Lớn đường Tổng đốc Phương gần hãng xà bông VN thăm dò chiến trường, vì có nhiều nhóm VC còn đang chiếm các cao ốc gần đó. Chung tôi dự tính kế hoạch là sẽ dùng trực thăng đu dây xuống.

Thật ra, kế hoạch này nếu dùng cho toán Thám Sát thì rất tốt, nhưng nếu dùng cho Đại Đội Xung Kích thì lại không thuận lợi bằng. Ngày hôm sau, tôi nghe nói phía đối nhiệm Mỹ không bằng lòng sử dụng Đại Đội Xung Kích trong nhiệm vụ này. Thế là được lệnh ngày hôm sau trở về lại Phú Bài. Thật sự thì tôi không “mặn” với Đại Đội Xung Kích Miên trong nhiệm vụ này cho lắm, bởi vì tiếng Việt họ nói cũng không rành, và nhất là họ cũng chưa từng sống trong các thành phố lớn, chưa quen các ngõ ngách, nhà cửa trong thành phố.

Lực Lượng Xung Kích Miên (Hatchet Forces) và các cố vấn Hoa Kỳ lên đường hành quân. Khoảng giữa năm 1968, tôi đổi về Tiền Doanh 6, Hồ ngọc Tảo, Thủ Đức. Trại này bên LLĐB Mỹ mới bàn giao cho MAC-SOG nên cán bộ VN rất ít. Thời gian này chưa thành lập các toán Việt Nam, mà người Mỹ thì không được quyền xâm nhập vào đất Miên, do đó chúng tôi chỉ hành quân bên này biên giới, từ Đức Lập chạy dài xuống tới Tây Ninh. Căn cứ địa 352 và 353 có 2 khu Mỏ-Vẹt và Lưỡi-Câu nằm tại đây. Vùng này rất nặng, các toán chạm địch liên miên. Nửa năm sau, Tiền Doanh 6 di chuyển về Ban mê Thuột nhập chung với Tiền Doanh 5 để trở thành Chiến Đoàn 3 (CCS). Đến giữa năm 1969 thành lập Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật 32 Quản Lợi và căn cứ xuất phát Quản Lợi. Tôi về Quản Lợi từ lúc đó cho đến đầu năm 1972, và sau đó thuyên chuyển lên Chiến Đoàn 2 phụ tá cho Chiến Đoàn Trưởng Đỗ văn Tiên. Mấy tháng sau, tôi bàn giao với Trung tá Tiên để Trung tá Tiên đổi về BCH/NKT. Vào lúc này, quân ta mất Tân Cảnh sau khi bao vây Kontum gần 3 tháng nhưng không chiếm được “Kontum Kiêu Hùng”. Vòng đai phòng thủ của Kontum bây giờ có đường bán kính khoảng từ 20 đến 25 cây số. Phía Bắc thì đến Võ Định, phía Tây thì đến Poleiken Sông Pô-kô, phía Đông chưa đến chân dải Ngọc Long, phía Nam thì QL-14 đi Pleiku vẫn còn thông thương.

Tuy Sư đoàn 23 và Biệt Động Quân vẫn kiểm soát được Chu Pao, nhưng thỉnh thoảng VC vẫn lén ra phục kích và bắn xẻ. Có một lần xe CĐ2 đi Pleiku bị bắn xẻ, khiến cho em gái Thiếu úy Phước của CĐ2 đi quá giang xe bị bắn chết. Trong giai đoạn này, CĐ2 không còn hành quân xâm nhập ngoại biên nữa. CĐ đuợc đặt dưới quyền điều động của Quân Đoàn 2, và thường xuyên được tăng phái cho Sư Đoàn 22 hoặc Sư Đoàn 23/BB trong các mặt trận lớn của 2 Sư Đoàn này. Đầu năm 1975, Đoàn 2 dời trại lên Pleiku đóng ở Biển Hồ, và cho đến tháng 3/1975 cùng với Quân Đoàn 2 di tản về Sài Gòn.

Trong suốt hơn 10 năm phục vụ SLL, tôi đã làm việc gần như ở bất cứ nơi nào có căn cứ của Sở. Chỉ có những khoảng thời gian ngắn như thời gian ở bên Lào, thời gian mấy tháng giải ngũ, hoặc tham dự các khóa huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy ở Mã Lai, khóa Đại Đội Trưởng, khóa Bộ Binh Cao Cấp, là rời các cuộc hành quân mà thôi. Tôi đã phục vụ qua 5 đời Chỉ Huy Trưởng SLL, từ những ngày đầu với Đ/T Hồ Tiêu, kế đến là Đ/T Liêu quang Nghĩa, Đ/T Nguyễn văn Minh, Đ/T Nguyễn bá Trước và sau cùng là Đ/T Nguyễn minh Tiến, mỗi người đều là những vị chỉ huy tài ba, gương mẫu, thân thiện và cởi mở với thuộc cấp, được mọi người kính phục và thương yêu. Bây giờ còn 2 vị đang sống ở Mỹ: Đ/T Minh và Đ/T Nghĩa. Đ/T Liêu quang Nghĩa sức khỏe vẫn còn tráng kiện, không vắng mặt mỗi kỳ Đại Hội NKT nào cả. Riêng các Chiến Đoàn Trưởng thì đã ra đi khá nhiều, gồm có: N/T Nguyễn tuấn Minh, N/T Hồ châu Tuấn, N/T Ngụy Hiền, N/T Trang, N/T Nhã và N/T Tiên. Phần các N/T ở tại BCH Sở thì có N/T Ngô văn Hùng đã chết ở Bắc Việt trong thời gian cải tạo. Gần đây thì N/T Lê quang Tiềm, và N/T Trần đắc Trân cũng mới ra đi. Cầu xin cho các N/T và các C/H đang sống ở quê nhà hay quê người, cá nhân và gia đình được nhiều sức khỏe. Có gặp được nhau nhớ và nhắc lại những chiến tích kiêu hùng, thân ái ngày xưa.

Lê Minh 


Sở Liên lạc, Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (WIKIPEDIA)

Sở Liên lạc, về sau đổi thành Sở Khai thác địa hình, là một cơ quan đặc biệt phụ trách các hoạt động gián điệp biệt kích thời Đệ Nhất Cộng hòa. Được thành lập năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, cơ quan này có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện gián điệp biệt kích cũng như tổ chức các hoạt động thu thập thông tin tình báo, bắt cóc, phá hoại các mục tiêu quân sự sâu trong vùng kiểm soát của đối phương.

Ngày 15 tháng 3 năm 1963, Sở Khai thác địa hình được tổ chức thành Bộ tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và được chuyển thuộc sang Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa.

HÌNH THÀNH

Tháng 2 năm 1956, sau khi tiếp nhận căn cứ GCMA (Groupement de Commandos Mixtes Aéroportés, Lực lượng biệt kích không vận hỗn hợp) của Pháp tại Nha Trang, với sự trợ giúp của Phái bộ Cố vấn Quân sự (Military Assistance Advisory Group - MAAG) Mỹ tại Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cho thành lập Trung tâm Huấn luyện Biệt động đội, nhằm xây dựng cơ sở huấn luyện biệt kích cho Việt Nam Cộng hòa. Về tổ chức, trung tâm này được đặt dưới quyền quản lý của Nha Tổng Nghiên Huấn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Cuối năm 1956, theo khuyến cáo của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã giải thể Nha Tổng Nghiên Huấn[1]. Các bộ phận tình báo chiến lược và phản gián được chuyển về cho Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội. Một cơ quan đặc trách các hoạt động tuyển mộ, huấn luyện biệt kích được thành lập với tên gọi 'Sở Liên lạc, trực thuộc Phủ Tổng thống, hoạt động với ngân sách do Mỹ đài thọ. Giám đốc và Phó giám đốc Nha Tổng Nghiên Huấn là Trung tá Lê Quang Tung và Đại úy Trần Khắc Kính được bổ nhiệm làm Giám đốc và Phó giám đốc Sở Liên lạc.[1]

TỔ CHỨC

Ngày 1 tháng 1 năm 1959, để yểm trợ tài chính và kỹ thuật cho các hoạt động biệt kích tại Việt Nam, với sự đồng ý của Tổng thống Diệm, bộ phận CIA tại Việt Nam, dưới vỏ bọc "Nhóm Nghiên cứu hỗn hợp" (Combined Studies Group) thuộc Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã phối hợp với Sở Liên lạc thành lập 3 trung tâm huấn luyện biệt kích tại Long Thành (Biên Hòa), Mỹ Khê (Đà Nẵng) và Phú Bài (Huế). Mặc dù trên danh nghĩa, các trung tâm này do Sở Liên lạc phụ trách, do Trung tá Lê Quang Tung và Thiếu tá Lê Khắc Kính làm Giám đốc và Phó giám đốc, tuyển mộ các quân nhân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhưng thực chất mọi hoạt động chỉ đạo và điều hành đều do các cố vấn trưởng là Đại tá Smith và Đại tá Bell chỉ huy.[2]

Bấy giờ, tổ chức Sở Liên lạc gồm những bộ phận sau:

  • Phòng 35: đặc trách công tác huấn luyện, thanh tra, tổ chức và chỉ huy các hoạt động hành quân...
  • Phòng 45 (còn gọi là Phòng E hay Sở Bắc): đặc trách tổ chức các hoạt động thu thập thông tin tình báo chiến lược tại miền Bắc, sau mở rộng ra cả Campuchia và Lào.
  • Phòng 55 (còn gọi là Sở Nam): đặc trách tổ chức các gián điệp bí mật tại miền Nam trong trường hợp những người Cộng sản kiểm soát được miền Nam, sau mở rộng phạm vi tổ chức các hoạt động biệt kích trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.
  • Phòng 65: đặc trách an ninh quân đội, phụ trách phản gián trong quân đội Việt Nam Cộng hòa.
  • Phòng 75: đặc trách công tác quản lý, thu thập và lưu giữ hồ sơ cùng những tài liệu mật có liên quan đến các hoạt động của Sở Liên lạc.
  • Phòng 85: đặc trách công tác quản lý tài chánh và hành chánh.
  • Phòng 95: đặc trách công tác liên lạc cũng như tổ chức và huấn luyện chuyên viên truyền tin.

Bên cạnh các phòng chuyên môn trên, còn có các toán biệt kích, tổ chức thành một đơn vị ngụy trang dưới tên gọi Liên đội quan sát số I.[2]. Đơn vị về sau được nâng lên cấp Liên đoàn, tương đương quy mô cấp Trung đoàn.

Đa số nhân viên Sở Liên lạc là người gốc miền Bắc. Sở do Cố vấn Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ đạo, các sĩ quan Việt Nam chỉ huy, riêng các hoạt động biệt kích đều do các cố vấn Mỹ trực tiếp quản lý, điều hành và huấn luyện[2].

Tháng 4 năm 1960, Sở Liên lạc được đổi tên thành Sở Khai thác Địa hình. Tuy nhiên, chức năng, tổ chức và nhân sự của cơ quan này vẫn không có gì thay đổi.

PHÁT TRIỂN THÀNH LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT

Mặc dù phạm vi công tác tình báo khá rộng, nhưng trên thực tế, Sở Liên lạc tập trung vào công tác tuyển mộ, huấn luyện biệt kích. Chính do nhiệm vụ này, trong các phòng chuyên môn, Phòng 45 hay Sở Bắc, phụ trách các hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc; và Phòng 55 hay Sở Nam, phụ trách các hoạt động biệt kích tại miền Nam, đóng một vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh đó, một nhiệm vụ khác, tuy không chính thức, nhưng được xem là ưu tiên nhất của Sở Liên lạc là chỉ huy lực lượng cơ động tinh nhuệ chuyên dùng để bảo vệ Phủ Tổng thống chống những cuộc đảo chính. Chính vì vậy, mặc dù các hoạt động tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc tỏ ra kém hiệu quả, quân số của Liên đoàn quan sát số 1 vẫn phát triển không ngừng. Tháng 11 năm 1961, Liên đoàn quan sát số 1 được cải danh thành Liên đoàn 77. Tháng 2 năm 1963, Liên đoàn 31 được thành lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1963, Tổng thống Diệm ra quyết định thành lập Lực lượng đặc biệt trên cơ sở bộ máy của Sở Khai thác địa hình và 2 đơn vị tác chiến là Liên đoàn biệt kích 77 và 31. Về nguyên tắc, Lực lượng đặc biệt được chuyển thuộc sang Bộ Quốc phòng, có quy mô tương đương cấp Lữ đoàn, nhưng trên thực tế, Tổng thống có toàn quyền điều động đơn vị này thông qua một cơ quan chỉ huy trực tiếp là Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống, mà thực chất chính các Bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt, do Đại tá Lê Quang Tung làm Chỉ huy trưởng.

Tài liệu từ WIKIPEDIA

2 -Sở Liên lạc (Biệt kích Lôi Hổ) đóng tại Sài Gòn. Sở có các Chiến đoàn 1 tại Đà Nẵng, Chiến đoàn 2 trên Kon Tum và Chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột. Các toán thuộc Sở Liên lạc có nhiệm vụ xâm nhập vào hậu tuyến đối phương từ vĩ tuyến 17 trở ra, những đợt xâm nhập này thường là thăm dò các vị trí hậu cần, kho xăng và bắt sống quân nhân Cộng sản Bắc Việt.

NHA KỸ THUẬT / TTM

 


I. LỜI GIỚI THIỆU

NHIỆM VỤ
Chỉ huy các lực lượng và nhân viên trực thuộc hoặc tăng phái cho các loại hành quân đặc biệt trong chiến tranh ngoại lệ theo lệnh của bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.

NGUỒN GỐC
Do phiá cộng sản gia tăng các hoạt động trên lãnh thổ VNCH sau hiệp định Geneva năm 1954, một cơ quan bí mật, đặc biệt được thành lập vào năm 1958 dưới sự chỉ huy của Tổng Thống VNCH. Nhiệm vụ của cơ quan bí mật này là thu thập tin tức tình báo các hoạt động của đối phương nơi hướng bắc vùng phi quân sự, và tìm kiếm các mục tiêu chiến lược để tiêu hủy trong trường hợp xẩy ra chiến tranh với phương bắc. Năm 1963, cơ quan này được đặt dưới quyền chỉ huy của bộ tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt.

Tiền thân của Nha Kỹ Thuật ngày nay (lúc bấy giờ) được tổ chức như một “ngành” Đặc Biệt trong bộ tư lệnh LLĐB, chia thành hai sở chỉ huy. Một sở điều hành “cơ quan” xâm nhập bằng phương tiện nhẩy dù (thả các toán Biệt Kích) ở Saigon, cơ quan điều khiển các hoạt động vượt vùng phi quân sự đặt ở Huế, và ở Đà Nẵng có cơ quan điều hành các chuyến hành quân Biệt Hải.

Sở thứ hai lo các hoạt động “ngoại biên”, bao gồm các “văn phòng” ở Vientiane, Savannakhet (Laos), BangKok (Thailand) và Paris (France). Sở này tuyển mộ nhân viên (điệp viên), huấn luyện cho các hoạt động tình báo và phản gián. Tuy nhiên, vì vấn đề ngân khoản chi phí, sở này bị loại bỏ.

Đến năm 1964, tình hình miền nam trở nên nghiêm trọng, “ngành” Đặc Biệt không đủ khả năng chu toàn nhiệm vụ do nhu cầu “Hành Quân Đặc Biệt” gia tăng. Để đáp ứng tình thế mới, “ngành” Đặc Biệt được tái tổ chức thành một đơn vị độc lập, ra khỏi sự chỉ huy, điều hành của LLĐB. Trong tháng Tư 1964, “ngành” Đặc Biệt chính thức đổi tên thành Sở Khai Thác đặt dưới quyền chỉ huy của Bô Tổng Tham Mưu. Đồng thời, quân đội Hoa Kỳ cũng thành lập một đơn vị tương xứng với sở Khai Thác lấy danh hiệu đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG). Đơn vị SOG có nhiệm vụ yểm trợ sở Khai Thác và tổ chức Chiến Tranh Ngoại Lệ.

Sở Khai Thác được tổ chức với bộ chỉ huy ở Saigon, sở Phòng Vệ Duyên Hải ngoài Đà Nẵng, căn cứ huấn luyện ở Long Thành, và được Không Lực VNCH biệt phái một phi đoàn, phối hợp chặt chẽ với Đệ Nhất Phi Đoàn Không Yểm đơn vị MACSOG Hoa Kỳ ở Nha Trang.

Cuốn năm 1964, quân đội Bắc Việt gia tăng mức độ xâm nhập vũ khí, người, đồ tiếp vận vào miền Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh. Để đáp ứng, sở Khai Thác bành trướng vào đầu năm 1965. Từ tháng Tư năm 1964, bộ TTM/QLVNCH ra lệnh tổ chức các chuyến xâm nhập, thám sát trên đất Lào và Miên. Sở Liên Lạc trước đó hoạt động riêng biệt, được sáp nhập vào sở Khai Thác trong tháng Giêng năm 1965.  Sở Khai Thác được nâng cấp và có tên mới là Nha Kỹ Thuật. Lần đầu tiên, một “cơ quan” được bộ TTM/QLVNCH trao trách nhiệm về Chiến Tranh Ngoại Lệ, chống lại sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt. Vị chỉ huy trưởng Nha Kỹ Thuật chỉ nhận lệnh, báo cáo trực tiếp cho Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Vào thời điểm đó (đầu năm 1965), nha Kỹ Thuật bao gồm các đơn vị: sở Liên Lạc, sở Phòng Vệ Duyên Hải, đơn vị Đặc Nhiệm, trung tâm huấn luyện Long Thành. Ngoài ra ban Tâm Lý Chiến cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu chiến tranh ngoại lệ, các hành quân đặc biệt.

Vào giữa năm 1970, liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ về nước, nha Kỹ Thuật lấy thêm quân Mũ Xanh (LLĐB) để thành lập sở Công Tác.

TỔ CHỨC
Nha Kỹ Thuật được tổ chức bao gồm hai sở (đơn vị) nồng cốt: sở Liên Lạc và sở Công Tác. Sở Liên Lạc thực hiện các chuyến hành quân xâm nhập trên đất Cambodia và phiá nam khu vực ba biên giới (Tam Biên) trong miền nam. Sở Công Tác nhận nhiệm vụ trên đất Laos và khu vực ba biên giới. Ngoài nhiệm vụ chính yếu thám sát, các toán biệt kích còn thực hiện các chuyến xâm nhập đặt máy nghe lén điện thoại, bắt tù binh, gài mìn trên đường mòn HCM, và điều chỉnh phi cơ chiến thuật, pháo binh vào các mục tiêu quan trọng của đối phương.

Sở Liên Lạc được tổ chức với ba (3) chiến đoàn cùng với các đơn vị yểm trợ. Khả năng của sở Liên Lạc giảm đi sau tháng Năm 1972, kết qủa việc giải tán đơn vị biệt kích cùng với các đại đội bảo vệ.

Sở Công Tác được phép thành lập với năm (5) đoàn, nhưng chỉ có bốn (4) hoạt động. Các toán biệt kích sở Công Tác được tổ chức tương tự như các toán A Lực Lượng Đặc Biệt để đảm trách chiến tranh ngoại lệ trên miền Bắc Việt Nam và Laos.

Ngoài ra, nha Kỹ Thuật còn có hai đoàn nổi danh 11 và 68 đóng ở Đà Nẵng và trong Saigon. Đoàn 11 bao gồm các toán biệt kích 12 người gọi là STRATA chuyên do thám đường mòn HCM, đặt máy nghe lén, tìm mục tiêu quan trọng của địch cho phi cơ oanh kích. Đoàn 68 điều hành hai “chương trình” bí mật. Chương trình Earth Angel xử dụng các toán “biệt kích” ba hoặc bốn người để do thám, thâu thập tin tức tình báo. Biệt kích Earth Angel được tuyển mộ từ những hồi chánh viên sau khi đã qua kỳ khảo sát “khai thật”. Chương trình Pike Hill xử dụng “nhân viên” người Việt gốc Miên (Khmer), tổ chức thành các toán biệt kích từ ba đến năm người, chuyên thâu thập tin tức tình báo các hoạt động của địch trên đất Cambodia. Để bảo mật, đoàn 68 có sở chỉ huy trong Saigon, các toán biệt kích được huấn luyện trong trại Yên Thế gần Long Thành.

HOẠT ĐỘNG & KHẢ NĂNG
Cho đến đầu năm 1972, Nha Kỹ Thuật được trao phó nhiệm vụ về các hoạt động “vượt biên” ngoài lãnh thổ VNCH (Miên, Lào, Bắc Việt). Tuy nhiên vào tháng Tư năm 1972, quân đội Bắc Việt tấn công trong dịp lễ Phục Sinh (Mùa Hè Đỏ Lửa), Nha Kỹ Thuật nhận them nhiệm vụ, trinh sát, lấy tin tức chiến lược cho các Vùng Chiến Thuật. Sự thay đổi này, một phần do mất đi  không yểm của người Hoa Kỳ, sau ngày 5 tháng Năm 1972. Chuyện này suy giảm khả năng “vượt biên” lấy tin tức tình báo chiến lược cho cơ quan MACV (Bộ Chỉ Huy Quân Viện) và bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH của Nha Kỹ Thuật.

II. TOÁN CỐ VẤN 158 (STDAT-158)
NGUỒN GỐC VÀ NHIỆM VỤ
Trước khi ngừng hoạt động vào ngày 30 tháng Tư năm 1972, đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (MACSOG) đã cố vấn, yểm trợ Nha Kỹ Thuật được hai năm. Một ban cố vấn hỗn hợp được thành lập, lấy nhân viên từ những người còn lại (cắt giảm nhân viên) cơ quan MACSOG, lấy danh hiệu “toán Cố Vấn 158” (STDAT-158), bao gồm 152 quân nhân Lục Quân, 6 Hải Quân, và 2 người thuộc Không Quân. Toán 158 được thành lập bí mật theo lệnh của vị Tư Lệnh cơ quan Quân Viện MACV vào ngày 30 tháng Tư năm 1972. Toán 158 bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng Năm 1972, có nhiệm vụ cố vấn, trợ giúp tiền bạc, quân dụng cho Nha Kỹ Thuật trong Chiến Tranh Ngoại Lệ, liên lạc trực tiếp giữa cơ quan MACV và Nha Kỹ Thuật. Toán 158 phải báo cáo cho phòng 2 (J2-Tình Báo Tác Chiến) và phòng 3 (J3-Hành Quân) về các hoạt động của Nha Kỹ Thuật.

Vị chỉ huy toán 158 nhận lệnh trực tiếp từ cơ quan MACV. Để bảo mật, trong sơ đồ tổ chức toán 158 (STDAT-158) nằm trong đoàn cố vấn (Advisory Group). Ngoài nhiệm vụ cố vấn, toán 158 thêm nhiệm vụ tổ chức, trang bị, huấn luyện đơn vị cho các hành quân đặc biệt (Special Mission Force – SMF) và đơn vị thâu hồi ven biển (Coastal Recovery Force – CRF).

Cho đến giữa tháng Mười Một 1972, toán 158 có nhân viên làm việc trong các sở chỉ huy, căn cứ của Nha Kỹ Thuật. Người Hoa Kỳ tiếp tục chương trình giảm quân, toán 158 chỉ còn lại 42 quân nhân Lục Quân, 1 Hải Quân và 1 Không Quân. Hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Mười Hai năm 1972, toán 158 tiếp tục nhiệm vụ cố vấn cho Nha Kỹ Thuật, tuy nhiên khả năng của toán đã giảm đi nhiều. Nói tổng quát, nhiệm vụ của toán 158 sau trận tấn công lễ Phục Sinh bao gồm những điểm chính sau đây:

1. Soạn thảo, tái tổ chức theo lệnh giảm quân.

2. Hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm cho Nha Kỹ Thuật cùng với đồ trang bị, tiếp liệu hoạt động dễ dàng.

3. Tổ chức nhanh chóng đơn vị Hành Quân Đặc Biệt (SMF) và Thâu Hồi Đường Biển (CRF) để sẵn sàng nhận nhiệm vụ trao phó.

4. Theo lệnh cơ quan MACV nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn của vị chỉ huy trưởng nhóm cố vấn Hoa Kỳ trên Quân Đoàn II, toán 158 thành lập một toán huấn luyện đặc biệt (STT). Toán huấn luyện này sẽ huấn luyện một số đơn vị chọn lọc thuộc QĐ II / VNCH về kỹ thuật trinh sát và Biệt Động Quân. Chương trình huấn luyện này nhằm gia tăng khả năng của Quân Đoàn II, xâm nhập sâu vùng địch kiểm soát, trinh sát, đột kích, phá hoại.

Như đã bàn đến trong phần trước, trận tấn công lễ Phục Sinh làm thay đổi quan niệm việc xử dụng Nha Kỹ Thuật của bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Kể từ tháng Tư năm 1972, các bộ tư lệnh QĐ I, II, III, và Quân Khu Thủ Đô được trao quyền chỉ huy các sở chỉ huy của Nha Kỹ Thuật nằm trong vùng chiến thuật. Các vị tư lệnh vùng chiến thuật vẫn bị áp lực cần biết các hoạt động của đối phương trên đất Lào và Miên. Đến giữa tháng Mười Một khi nhu cầu không yểm được gia tăng, Nha Kỹ Thuật tổ chức các cuộc hành quân xâm nhập “vượt biên”.

Ngoài nhiệm vụ tổ chức các cuộc hành quân xâm nhập vào hậu phương của địch, Nha Kỹ Thuật điều hành một cuộc chiến tranh tâm lý đặc biệt theo kế hoạch của bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (CINPAC công điện 060333Z tháng Sáu 1972). Nội dung công điện được bảo mật, ngoài sự hiểu biết bài viết này.

Theo lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ ngưng tất cả các hoạt động quân sự (của Hoa Kỳ) chống lại Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam (DRV - Bắc Việt), theo hiệp đinh ngừng bắn ngày 15 tháng Giêng năm 1973, toán cố vấn 158 hủy bỏ tất cả các cuộc hành quân chống lại miền Bắc. Sau ngày ký hiệp định ngừng bắn (28 tháng Giêng năm 1973), toán 158 chuẩn bị “về Hoa Kỳ”, bàn giao kho tiếp liệu House *50 cho Nha Kỹ Thuật. Đến ngày 12 tháng Ba 1973, toán cố vấn 158 ngừng hoạt động.

Chương sau sẽ giới thiệu sâu sắc hơn về vai trò cố vấn của toán 158 trong nhiệm vụ tổ chức, thành lập hai đơn vị Hành Quân Đặc Biệt (SMF) và Thâu Hồi Đường Biển (CRF).

Ngày 9 tháng Hai năm 1973, vị chỉ huy toán cố vấn 158 họp với tư lệnh cơ quan MACV (COMUSMACV) và Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH bàn về ảnh hưởng các cuộc hành quân của Nha Kỹ Thuật, sau khi rút toán cố vấn 158 (STDAT-158) về Hoa Kỳ.

1. Mọi ngân khoản dành cho Nha Kỹ Thuật xử dụng (hành quân, huấn luyện) trong chiến tranh ngoại lệ sẽ chấm dứt. Đoàn 68 sẽ giải thể, cho về  (hồi chánh viên) các biệt kích quân trong chương trình Earth Angels, các biệt kích quân người Việt gốc Miên trong chương trình Pike Hills sẽ bàn giao cho QLVNCH.

2. Vấn đề không trợ cho Nha Kỹ Thuật cùng chung số phận (chấm dứt).

3. Quyền xử dụng không ảnh qua cơ qua MACV, để chọn lọc mục tiêu hành quân cho các toán biệt kích chấm dứt.

4. Mặc dầu được toán cố vấn 158 bàn giao một kho tiếp liệu lớn, tuy nhiên Nha Kỹ Thuật sẽ không còn toán cố vấn để xin đồ trang bị đặc biệt (vũ khí,…). Toán 158 hy vọng, với kho hang hiện tại, Nha Kỹ Thuật vẫn có đủ đồ dùng trong vòng một năm.

Ngoài ra, các cấp chỉ huy Việt Mỹ bàn thêm vấn đề để cho Nha Kỹ Thuật trở lại với nhiệm vụ chính yếu, thâu thập tin tức tình báo chiến lược. Vị Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH cho biết, phi đoàn trực thăng 219, chuyên thả, bốc các toán biệt kích sẽ được Không Lực VNCH biệt phái cho Nha Kỹ Thuật xử dụng.

ĐƠN VỊ HÀNH QUÂN ĐẶC BIỆT (SMF)
NGUỒN GỐC
Ngày 19 tháng Bẩy năm 1972, đại đội an ninh (bảo vệ) Golf-5 (GSC) di chuyển từ Ban Mê Thuột đến doanh trại của toán 36 nơi hướng bắc thành phố Pleiku. Sau khi di chuyển 150 quân nhân sắc dân thiểu số (người Thượng, Dân Tộc), cùng với 14 quân nhân Hoa Kỳ đến căn cứ mới, đại đội an ninh GSC được đặt tên, trao nhiệm vụ mới là Đơn Vị Hành Quân Đặc Biệt (SMF).

NHIỆM VỤ
Bao gồm lính đánh thuê sắc dân thiểu số do 21 quân nhân Hoa Kỳ chỉ huy, đơn vị hành quân đặc biệt được trao trách nhiệm: giải cứu tù binh, cấp cứu các quân nhân Hoa Kỳ đang lẩn trốn trong vùng địch kiểm soát, thám sát nơi phi cơ bị rơi, trợ giúp các đơn vị trong đoàn Cấp Cứu Không Hải (Sea Air Rescue – SAR) khi cần đến. Thâu thập tin tức tình báo về tù binh cho các cuộc hành quân giải cứu.

NHÂN VIÊN
Dân Sự Chiến Đấu trong đơn vị Hành Quân Đặc Biệt bao gồm ba sắc dân thiểu số, 98% người Rhade, Sedang và Jarai, vài người thiểu số Nùng và Việt. Phần lớn đã có kinh nghiệp chiến đấu, phục vụ trong các đơn vị do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tuyển mộ, năm hoặc sáu năm. Thời gian lâu dài đủ để họ hiểu được những câu tiếng Anh căn bản, lệnh lạc quân đội nên không cần có người thông ngôn. Ngoại trừ trường hợp khó khan, đòi hỏi chi tiết, lúc đó cần ba người thông ngôn cho ba bộ lạc khác nhau.

Trước khi được trao phó trách nhiệm, nhiều quân nhân trong đơn vị đã phục vụ trong các toán biệt kích thuộc sở chỉ huy trung tâm (Command & Control Central – CCC) trên Kontum. Các toán biệt kích trong đơn vị hành quân đặc biệt gồm sáu hoặc bẩy người, được huấn luyện thêm về nhẩy dù “Cánh Dơi” (HALO – High Altitute, Low Opening) để bí mật xâm nhập, kỹ thuật  viễn thám, lên xuống trực thăng bằng dây cấp cứu STABO. Các quân nhân Hoa Kỷ trong đơn vị này cũng đã phục vụ, có kinh nghiệm trong Lực Lượng Đặc Biệt.

CHỈ HUY / LÀM VIỆC
Quân nhân LLĐB/HK trong đơn vị hành quân đặc biệt không làm nhiệm vụ cố vấn mà trực tiếp chỉ huy đơn vị, chia làm ba trung đội và một ban chỉ huy, hành chánh yểm trợ. Mỗi trung đội trưởng Hoa Kỳ có một đối tác người điạ phương, tuy nhiên người Hoa Kỳ hoàn toàn quyết định mọi vấn đề. Quyết định về mục tiêu hành quân tùy theo hệ thống chỉ huy của người Hoa Kỳ. Cấp chỉ huy người đia phương được trao quyền hành rộng rãi để gây ảnh hưởng đối với các quân nhân, khả năng tác chiến trong trung đội. Bình thường trung đội trưởng hoặc viên Trung Sĩ (phó) sẽ ra lệnh cho người đối tác chỉ huy. Đó là nguyên tắc, tuy nhiên nhiều cuộc hành quân thường ở cấp tiểu đội (toán) biệt kích.

TIẾP LIỆU
Là một đơn vị đặc biệt, ban tiếp liệu toán cố vấn 158 (STDAT-158) cung cấp 95% nhu cầu cho đơn vị hành quân đặc biệt, để bảo đảm đơn vị này sẵn sàng hành quân cấp tốc với đầy đủ vũ khí, “đồ dùng” đặc biệt. Những đồ trang bị này được phi cơ do toán 158 thuê để chuyên chở riêng.

Cấp chỉ huy đơn vị hành quân đặc biệt là một Thiếu Tá Hoa Kỳ (O-4), đối tác của ông ta là một người điạ phương, có thể là Tù Trưởng một bộ lạc người thiểu số, có uy tín. Một quân nhân người điạ phương trong đơn vị có thể “xin nghỉ” việc hoặc bị loại vì kém khả năng. Điều này ít xẩy ra, người điạ phương tuân lệnh một cách tuyệt đối, không như trong các đơn vị khác thuộc Quân Lực Hoa Kỳ. Ngoài ra các quân nhân người thiểu số chứng tỏ họ là “Vua” của rừng xanh.

HÀNH CHÁNH
Vấn đề hành chánh, yểm trợ cho các quân nhân điạ phương bao gồm: phần thưởng, nghỉ phép, ăn uống, và phụ cấp gia đình (có giới hạn). Tiền lương của họ tương đối cao so với người bản xứ QLVNCH. Vị chỉ huy trưởng Hoa Kỳ có toàn quyền, thâu nhận hoăc sa thải một quân nhân người dân tộc.

HÀNH QUÂN & HUẤN LUYỆN                                  
1. KHỞI THỦY: Sau khi tái tổ chức đơn vị hành quân đặc biệt (SMF) được huấn luyện để chu toàn nhiệm vụ trao phó đã định sẵn. Khi còn là đại đội an ninh Golf-5, đơn vị này thường được trao nhiệm vụ thám sát khu vực phi cơ lâm nạn, điển hình là vụ chiếc C-46, SOG thuê của hãng hàng không China Airline, chở 32 quân nhân, nhân viên và chiếc thuê của hãng Cathay Pacific với 82 nhân viên. Không một người sống sót trên cả hai chiếc phi cơ. Chiếc C-46 mang mật danh Echo Mike-2 chuyên chở nhân viên cho toán cố vấn 158 (STDAT-158) từ Ban Mê Thuột đi Pleiku ngày 5 tháng Sáu bị mất liên lạc với hệ thống radar. Một toán quân Golf-5 gồm 16 quân nhân Hoa Kỳ, 55 quân biệt kích người thiểu số được lệnh tìm kiếm chiếc phi cơ lâm nạn. Thời tiết lúc đó gây khó khăn, tuy nhiên đến ngày 9 tháng Sáu, họ tìm ra và thâu hồi tử thi cho đến ngày 16 tháng Sáu gồm có 11 quân nhân Hoa Kỳ, 15 Việt Nam và 6 người Hoa (phi hành đoàn). Cũng trong ngày 16 tháng Sáu, một đơn vị gồm 3 quân nhân Hoa Kỳ, 25 biệt kích quân đến vị trí chiếc máy bay Cathay Pacific thâu hồi được 65 tử thi. Hiệu qủa của các cuộc hành quân loại này, quân đội Hoa Kỳ phát triển các loại vũ khí, dụng cụ mới đặc biệt cho các cuộc hành quân tương tự sau này.

2. THỜI GIAN HUẤN LUYỆN:
19 tháng 7 – 16 tháng 8, 1972: Khi đi chuyển lên doanh trại mới ở Pleiku, đơn vị hành quân đặc biệt được huấn luyện hai tuần lễ “thuần thục” (intensive), căn bản cá nhân chiến đấu của người lính bộ binh trong chiến tranh quy ước. Các loại vũ khí cá nhân, toán xử dụng (vũ khí cộng đồng), kỹ thuật tác chiến của toán hoặc cấp tiểu đội… cho đến cấp đại đội 140 người (cả đơn vị SMF). Ngoài việc, người Hoa Kỳ lựa chọn các huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm, các cấp chỉ huy đơn vị còn được học hỏi thêm về soạn thảo kế hoạch hành quân, vũ khí trang bị cần thiết cho mỗi loại hành quân.

Các quân nhân trong Lực Lượng Võ Trang Quốc Gia Khmer (FANK) được huấn luyện trong căn cứ Enari. Để việc huấn luyện thêm hiệu quả, người Hoa Kỳ sắp xếp cho đơn vị SMF huấn luyện hành quân thực tập chung với ba đại đội Biệt Động Quân Biên Phòng (một số trại Lực Lượng Đặc Biệt đã được bàn giao, cải tuyển qua Biệt Động Quân từ năm 1970). Bắt đầu từ lúc đó, vấn đề không trợ đã gây khó khăn trong việc chuyển quân. Ngày 29 tháng Bẩy quân nhân trong đơn vị SMF được nhận lãnh quân trang, quân dụng, vũ khí mới.

17 tháng 8 – 23 tháng 8: Trong thời gian này, đơn vị SMF được huấn luyện về thông tin, truyền tin liên lạc, bảo trì máy móc dụng cụ trang bị. Các buổi huấn luyện loại này thường được thực hiện trong phòng học. Các lớp học khác về điạ hình, hành quân đêm… để tăng thêm khả năng tác chiến của đơn vị.

23 tháng 8 – 30 tháng 8: Giai đoạn thực tập hành quân, hầu hết là các mục tiêu thực sự ngoài chiến trường, rất có thể chạm địch. Trong thời gian từ 231300 đến 251300H tháng Tám (13:00 giờ ngày 23 đến 13:00 giờ ngày 25 tháng Tám), đơn vị SMF thực tập hành quân nơi hướng đông thị xã Pleiku. Sau một ngày tuần tiễu, lục xoát, một trung đội bắt gặp và truy kích 2 địch quân hôm 25 tháng Tám. Trung đội SMF khám phá một binh trạm cỡ nhỏ của địch vừa mới bỏ hoang tại toạ độ AR-980558. Để lại một tiểu đội canh giữ vũ khí nặng, ba lô, trung đội tiếp tục dò theo dấu vết đường mòn xa hơn về hướng đông. Khi di chuyển ngang qua một trạm gác bỏ trống, người trung đội trưởng ra lệnh cho toán thám sát 6 người tiếp tục tiến lên theo hướng bắc để do thám. Toán này chạm địch, bắn bị thương một địch quân, hơn ba tên khác bỏ chạy biến mất vào rừng. Tên địch bị thương được trực thăng đưa về căn cứ đơn vị SMF cứu thương, khai rằng họ là quân điạ phương trông coi một binh trạm cho quân đội chính quy Bắc Việt trên đường di chuyển về hướng nam. Cuộc hành quân thực tập chấm dứt ngày 26 tháng Tám.

Ngày 26 tháng Tám, khoảng 1300 giờ: đơn vị hành quân đặc biệt (SMF) được trao phó nhiệm vụ thám sát phi cơ lâm nạn, thâu hồi tử thi vật dụng chiếc máy bay C-123 trên núi Hàm Rồng phiá nam thị xã Pleiku. Tất cả 8 quân nhân trên chiếc phi cơ đều tử nạn, thi hài được thâu hồi đưa đến căn cứ Holloway (Pleiku) để nhận diện, sau đó đưa về Saigon.

31 tháng 8 – 10 tháng 9, năm 1972: Huấn luyện tiếp tục về thông tin liên lạc, truyền tin, bảo đảm việc di chuyển tuyến xuất phát,  bộ chỉ huy tiền phương, trung tâm hành quân ra khỏi Pleiku đến gần khu vực hành quân bằng máy truyền tin tối tân MRC-108 đặt trên xe Jeep, cho vào bên trong trực thăng CH-47 Chinook.

10 tháng 9 – 17 tháng 9: SMF thực tập nơi hướng đông bắc Pleiku, quân biệt kích tập mang theo ba lô nặng để tăng cường sức chịu đựng. Họ chứng tỏ sức khỏe bền bỉ, khả năng leo núi, đi rừng xuất sắc. Một chuyện nhỏ xẩy ra, một quân nhân lên cơn sốt rét cần được trực thăng đưa về bệnh viện làm chậm mức độ tiến quân 2 giờ đồng hồ.

17 tháng 9 – 1 tháng 10: SMF được huấn luyện lê xuống trực thăng bằng thang dây, dây cấp cứu STABO. Trong thời gian từ ngày 23 đến 28 tháng Chín, SMF tổ chức hành quân thám sát lấy tin tức tình báo tác chiến cho sư đoàn 23 QLVNCH. Do vị chỉ huy phó chỉ huy, cả đơn vị SMF di chuyển bằng xe đến khu vực hành quân cách Pleiku khoảng 15 cây số về hướng tây nam gần Thanh An. Trong lần thực tập này, các trung đội SMF được giao cho các khu vực trách nhiệm riêng biệt, thay đổi hằng ngày. Các trung đội thiết lập căn cứ và tung ra các tiểu đội tuần tiễu, thám sát. Khu vực hành quân bắt đầu nơi hướng bắc quốc lộ 19, SMF thiết lập đường giây liên lạc, phối hợp với vị sĩ quan cố vấn của trung đoàn bộ binh (sđ 23 BB) trong buổi chiều ngày 23 tháng Chín. Ngày 24, SMF di chuyển vào khu vực hành quân, các trung đội vào vị trí đã được trao phó. Trong ngày đầu, các trung đội khám phá nhiều hầm hố chiến đấu vẫn còn mới, băng cá nhân, dụng cụ cứu thương và nhiều vết máu. Qua ngày hôm sau 26 tháng Chín và ngày 27, SMF lục soát trong đồn điền trà cũ, khám phá nhiều hầm hố, dấu vết còn mới không quá 3 tuần lễ, được binh sĩ địch xử dụng, sinh hoạt cách đó khoảng 3, 4 ngày. Hệ thống hầm hố đủ rộng để chứa một bộ chỉ huy cấp trung đoàn quân đội Bắc Việt cùng với đường mòn, dây điện thoại liên lạc. Các trung đội SMF không chạm địch, tuy nhiên bằng chứng cho thấy địch quân mới di chuyển đi nơi khác. Chiều ngày 27, SMF tạm nghỉ để cho một đơn vị VNCH di chuyển ngang qua một nửa phiá đông khu vực hành quân của SMF. Cũng trong ngày 27, tin tình báo cho biết địch xâm nhập từ hướng nam, đông nam, và vị trí đặt súng cối của địch trong khung tọa độ 1632. SMF tổ chức ba trận phục kích đêm, một tại tọa độ ZA175319, khoảng 280450 (4:50 sáng ngày 28), một toán 10 địch quân di chuyển từ hướng đông bắc xuống tây nam dọc theo một con đường lớn. Toán quân Bắc Việt dường như đang lẩn tránh để trở về đơn vị cấp lớn hơn, toán biệt kích nổ súng, địch quân bắn trả lại rồi tẩu thoát. Ngày 28, các trung đội SMF gom lại, di chuyển qua khu vực hành quân mới dọc theo hai giòng suối Ia Tok, Ia Tang, quân biệt kích khám phá nhiều đường mòn theo hướng đông tây, ra vào đồn điền trà nhưng không chạm địch. Đơn vị hành quân đặc biệt (SMF) chấm dứt thực tập vào lúc 4 giờ chiều ngày 28 tháng Chín năm 1972.

2 tháng Mười – 8 tháng Mười: Một toán huấn luyện đặc biệt, 15 quân nhân Hoa Kỳ, 15 Việt Nam đến căn cứ đơn vị SMF để huấn luyện hai tháng kỹ thuật trinh sát nhằm yểm trợ cho quân đoàn II VNCH. Toán huấn luyện đặc biệt này bao gồm nhóm cố vấn STDAT và Nha Kỹ Thuật / TTM. Trong tuần lễ trung đội 2, 3 làm thành phần tiếp ứng, trung đội 1 hành quân trong khu vực An Khê (Bình Định), theo yêu cầu của ban cố vấn quân đoàn II, thâu hồi tử thi (phần còn lại) đưa về Saigon giám định. Để chuẩn bị cho cuộc hành quân, trung đội trưởng TĐ1 bay thám thính, ghé phi trường An Khê phối hợp với vị cố vấn trưởng quận An Túc.

Ngày 3 tháng Mười, trung đội 1 SMF được trực thăng CH-47 Chinook đưa từ căn cứ trên Pleiku đến tọa độ AN455473 gần An Khê. Sau đó trực thăng đưa cấp chỉ huy SMF cùng người đại diện đơn vị Nhận Diện & Thâu Hồi Tử Thi từ Saigon ra đến phi trường An Khê gặp vị cố vấn trưởng quận An Túc. Sau đó cả ba người di chuyển bằng xe đến vị trí một hài cốt (bộ xương) mới tìm thấy năm 1972.

Trung đội 1 được đưa vào khu vực lục soát 36 tiếng đồng hồ nhưng không tìm thấy gì thêm. Khi viên sĩ quan từ cơ quan Nhận Diện & Thâu Hồi Tử Thi (SGR) kết luận “đủ rồi!”, trung đội 1 đang lục soát khu vực sông Ba phiá bắc phi trường An Khê, nơi hồ sơ SGR ghi nhận có hai tử thi quân nhân Hoa Kỳ trên chiếc phi cơ C-123 rơi năm 1966 chưa tìm được.

9 tháng Mười – 15 tháng Mười: Trong khoảng thời gian 10 đến 12 tháng Mười, trung đội 3 SMF hành quân nơi hướng bắc Pleiku yểm trợ cho các toán thám sát huấn luyện, thực tập. Cuộc hành quân này được phối hợp với hai đại đội trinh sát thuộc sư đoàn 22, 23 bộ binh VNCH. Trung đội 3 SMF được trao nhiệm vụ “đài tiếp vận vô tuyến” liên lạc giữa các toán thám sát và trung tâm hành quân SMF. Trung đội 3 SMF được trực thăng VNCH đưa vào khu vực hành quân lúc 10:30 sáng ngày 10 tháng Mười năm 1972.  Đến 11:30 ngày 12 tháng Mười, trung đội 3 SMF di chuyển đến một bãi đáp cho trực thăng VNCH vào đưa về.

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Mười, trung đội 1 mở cuộc hành quân thám sát trong quận Phú Nhơn. Sau đây là một phần nhật ký hành quân của người sĩ quan trung đội trưởng.

Nhiệm Vụ: Truy lùng và xác định một đơn vị địch khoảng 70 người (tình nghi hoạt động trong khu vực tọa độ AR853076).

Thi Hành: Trung đội 1 SMF được không vận (trực thăng) từ Pleiku lên căn cứ hỏa lực 43 (tọa độ AR851147). Trung đội di chuyển bằng xe từ căn cứ hỏa lực 43 đến tọa độ AR879088 lúc 13:30 ngày 13 tháng Mười và di chuyển vào khu vực hành quân ngay sau đó, đến điểm đóng quân phòng thủ đêm tọa tộ AR864076. Không ghi nhận có hoạt động của địch trong đêm, sáng ngày 14 tháng Mười, sau khi thâu hồi các toán phục kích đêm, tôi cho trung đội di chuyển về hướng đông, đến tọa độ AR867075. Suốt buổi sáng di chuyển, đến 12:30 chúng tôi nghe có tiếng cây bị đốn (chặt cây) về phiá bên phải lộ trình di chuyển. Sau khi lập tuyến phòng thủ tại tọa độ AR854067, tôi cho hai toán 5 người lên thám sát mục tiêu. Một toán sẽ thám sát về hướng tây, tây bắc khoảng 400 thước. Trường hợp toán thám sát chạm địch, cả trung đội sẽ di chuyển đến vị trí chạm súng. Nếu cả hai toán thám sát đều chạm súng, tất cả rút về tuyến phùng thủ trung đội.

Lúc 13:30, toán thám sát khu vực hướng tây bắc chạm súng với một đơn vị chính quy Bắc Việt (quân phục tốt, võ trang đầy đủ). Mới đầu, địch muốn chúng tôi sa vào bẫy giữa những vị trí súng đại liên bằng cách chỉ đưa ra những toán quân nhỏ, đi lẻ tẻ, sau đó dương ra lực lượng cấp lớn khoảng 300 quân như đe dọa sắp sửa tiêu diệt trung đội SMF. Địch quân không bắn trả đũa tiểu đội 4, tiếp tục di chuyển dọc theo bên hông vị trí đóng quân của trung đội SMF dàn quân tấn công. Tôi (viên sĩ quan trung đội trưởng) gọi pháo binh bắn yểm trợ vào căn cứ địch, và vào phiá tây tuyến phòng thủ trung đội, ngăn ngừa địch bao vây, tấn công. Quân Bắc Việt bắt đầu tấn công từ hướng bắc gây tổn thất tiểu đội 1, khi trực thăng võ trang lên yểm trợ, tôi cho tiểu đội này lui về phiá sau của trung đội. Để tránh bị tràn ngập (tiêu diệt) vởi một đơn vị cấp lớn của địch, tôi ra lệnh cho tiểu đội 4 nằm lại quấy rối, để trung đội có thêm thời gian rút về hướng đông cùng với thương binh. Trước hỏa lực mạnh mẽ của các trực thăng võ trang, địch quân cũng rút đi. Kết qủa trận đánh, phiá quân đội Bắc Việt để lại 2 xác chết, 1 bị thương (bị bắt), trung đội SMF 2 quân nhân tử trận, 5 bị thương và 3 mất tích.

21 tháng Mười – 27 tháng Mười: Trung đội 2 SMF hành quân thám sát trong tỉnh Pleiku từ ngày 23 đến ngày 25 tháng Mười năm 1972, lần này toán thám sát chạm địch cấp trung đội, kết qủa 1 tử trận, 2 bị thương (người dân tộc thiểu số), 1 quân nhân Hoa Kỳ bị thương nơi cánh tay, đưa về Mỹ điều trị. Khu vực thám sát nơi những rặng núi phiá tây thành phố Pleiku. Buổi chiều ngày 23, trung đội được lệnh di chuyển đến một khu vực hành quân mới, tình nghi vị trí đặt hỏa tiễn 122 ly. Tin tức từ người thiểu số cho biết, dân làng đã có cuộc họp với đại diện quân đội Bắc Việt hôm trước, nhưng không tìm thấy dấu vết của địch để lại. Sáng ngày 24, trung đội SMF di chuyển đến thám sát vị trí buổi họp có quân đội Bắc Việt cũng không tìm thấy dấu vết để lại. Sau đó trung đội di chuyển đến vị trí tình nghi đặt hỏa tiễn 122 ly. Vào xế chiều, trung đội SMF tìm thấy đường mòn mới từ hướng tây bắc xuống đông nam, viên trung đội trưởng quyết định bố trí qua đêm để sáng hôm sau lục soát.

Sáng hôm sau lúc 7:45 ngày 25 tháng Mười, cả ba tiểu đội từ vị trí đóng quân đêm di chuyển xuống theo sườn núi hướng tây nam. Khám phá thêm dấu vết đường mòn mới của địch, cả trung đội nghe tiếng cưa cây và trông thấy một ụ súng cao gần 2 thước ngụy trang dưới một cây lớn tại tọa độ ZA161518. Viên sĩ quan trung đội trưởng cho trung đội dàn hàng ngang tiến lên lục soát.

Hai phút sau, họ nghe tiếng địch quân nói chuyện, viên Trung Sĩ (trung đội phó) khai hỏa vào toán lính Bắc Việt giết chết 3, bị thương 1 người. Trung đội SMF nhìn thấy thêm 6 ụ súng và sau phút ngạc nhiên, quân Bắc Việt bắt đầu nổ súng. Hai bên bắn nhau với khoảng cách rất gần như cận chiến. Kết qủa khoảng 10 lính Bắc Việt chết, phiá đơn vị đặc nhiệm (SMF), binh sĩ người Thượng mang máy truyền tin trúng đạn tử trận, viên trung đội trường SMF và một binh sĩ bị thương. Cả trung đội SMF rút lui theo hướng tây nam, tránh xa vị trí đóng quân của địch, cho pháo binh và trực thăng võ trang bắn phá mục tiêu.

28 tháng Mười – 3 tháng Mười Một năm 1972:  Mức độ chiến trường gia tăng trong vùng phụ cận thành phố Pleiku, cả VNCH lẫn quân đội Bắc Việt đều cố gắng “dành dân lấn đất” trước khi hiệp định ngừng bắn Paris có hiệu lực. Không quân VNCH quá bận rộn nên đơn vị SMF không mở thêm các cuộc hành quân mới do thiếu vấn đề không yểm.

4 tháng Mười Một – 10 tháng Mười Một:  Đơn vị SMF nằm ứng chiến huấn luyện tại chỗ trong căn cứ, khẩu hiệu dùng tay, căn bản cứu thương và kỹ thuật phục kích. Ngày 7 tháng Mười Một 35 binh sĩ SMF cùng một cố vấn Hoa Kỳ bay về Đà Nẵng đến căn cứ Fay. Họ được trao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ trong thời gian đơn vị SMSAD (nhóm cố vấn cho sở Công Tác) thu dọn trước khi về Hoa Kỳ. Trong thời gian này, nhóm cố vấn STDAT-158 được thông báo có sáu (6) vị trí phi cơ lâm nạn trong vùng phụ cận thành phố Pleiku, để cho cấp chỉ huy SMF chuẩn bị kế hoạch hành quân.

11 tháng Mười Một – 17 tháng Mười Một năm 1972:  Đơn vị hành quân đặc biệt (SMF) mở hai chuyến hành quân lục soát hai vị trí phi cơ lâm nạn theo lệnh của đơn vị Nhận Diện & Thâu Hồi Tử Thi (JPRC) trong Saigon. Nhiều bằng chứng cho thấy, JPRC không có đầy đủ tin tức về hai vụ này, bị rơi trong thời gian đầu cuộc chiến (khoảng 1964 – 1967). Theo kinh nghiệm tìm kiếm hai xác phi cơ bị rơi gần An Khê và phiá nam Pleiku cho biết rừng rậm (rừng nhiệt đới), cây cỏ, dây leo trong rừng mọc rất nhanh, gây khó khăn cho việc tìm kiếm và thâu hồi tử thi. Ngay cả việc cho toán biệt kích xâm nhập bộ vào khu vực đánh dấu phi cơ lâm nạn cũng khó khăn cho quân biệt kích. Tuy nhiên các toán biệt kích vẫn đem về nhiều tin tức quý giá đẻ học hỏi, áp dụng: Sau khi được JPRC cho biết vị trí phi cơ lâm nạn, trưởng toán biệt kích nghiên cứu bản đồ đánh dấu vị trí, tìm những làng có dân cư ngụ (làng người Thượng) gần trong khu vực. Tùy theo độ rộng lớn của khu vực, cố gắng tìm nhiều làng mạc để thâu thập tin tức về vụ phi cơ rơi. Để được chính xác, đem theo người thông ngôn (người dân tộc điạ phương). Tất cả những tin tức thâu thập sẽ đem ra so sánh với tin tức do đơn vị JPRC cung cấp.

18 tháng Mười Một – 24 tháng Mười Một:  Đơn vị SMF mở cuộc hành quân thâu hồi tử thi 5 quân nhân đơn vị bị mất tích sau vụ trạm súng hôm 14 tháng Mười trong quận Phú Nhơn (phần trên). Trước khi cuộc hành quân bắt đầu, một người dân làng (người Thượng) báo cho vị cố vấn trưởng quận Phú Nhơn rằng ông ta biết chỗ hai xác binh sĩ người Thượng (SMF). Sĩ quan (ban 2) đơn vị SMF “làm việc” với người mật báo này và đem theo trong chuyến hành quân.  Họ tìm được hai tử thi nhưng không phải binh sĩ đơn vị SMF, một là lính Bắc Việt, xác kia là của một đơn vị VNCH. Khu vực này rừng rất rạp rạp, cỏ tranh (voi) cao hơn đầu người, rất khó di chuyển, quan sát nên đơn vị SMF chấm dứt cuộc hành quân. Họ làm kế hoạch trở lại khi được không yểm tốt hơn.

24 tháng Mười Một 1972 trở về sau: Có nhiều tin tức về một cuộc ngưng bắn (hiệp định Paris), đơn vị SMF giới hạn việc huấn luyện trong khu vực phiá nam Pleiku, họ tập luyện những bài học như phản ứng cấp thời (tao ngộ chiến), di chuyển đêm, vũ khí (của địch), điều chỉ pháo binh tác xạ. Sĩ quan tiếp liệu đơn vị (ban 4) thanh tra doanh trại, vũ khí đạn dược, quân trang quân dụng để chuẩn bị bàn giao cho Nha Kỹ Thuật (VNCH) trước khi trở về Hoa Kỳ.

Trong thời gian này, SMF mở cuộc hành quân lục soát khu vực 15 cây số về phiá bắc thành phố Quy Nhơn, một phi cơ chiến đấu F-4 Phantom bị rơi năm 1966. Vị trí phi cơ lâm nạn chỉ có không ảnh để lại, chưa từng được tìm kiếm. Hai trung đội SMF được phi cơ C-130 đưa từ Pleiku đến Quy Nhơn, sau đó trực thăng đưa vào gần khu vực lục soát (phi cơ rơi). Ngày 21 tháng Mười Hai, hai trung đội vào đến mục tiêu, đóng quân đêm. Sáng hôm sau (22/12), một trung đội SMF làm thành phần an ninh cho trung đội kia vào tìm xác phi cơ. Kết quả không đem lại điều gì mới, kể cả bằng chứng về xác viên phi công F-4. Từ lời khai của một cựu binh sĩ Điạ Phương Quân VNCH cho biết hai viên phi công đã bị VC bắt đem đi, khi phi cơ lâm nạn.

BỐ CỤC
Sau khi đơn vị Hành Quân Đặc Biệt (SMF) được thành lập từ tám tháng trước, mục đích duy nhất của đơn vị này là sẵn sàng nhận tất cả mọi nhiệm vụ trao phó. Quân nhân SMF được huấn luyện hành quân trong mọi điều kiện về điạ thế, thời tiết. Sức chịu đựng bền bỉ của họ được thử thách, tinh thần chiến đấu cao để hoàn thành nhiệm vụ.

BAN CỐ VẤN ĐOÀN 68
TỔNG QUÁT
Trong thời gian từ tháng Năm 1972 đến tháng Hai năm 1973, ban cố vấn đoàn 68 có nhiệm vụ tổ chức các toán biệt kích (đặc biệt) cho chương trình Earth Angel (bao gồm hồi chánh viên) và Pike Hill (người Miên). Ngoài ra ban cố vấn đoàn 68 trợ giúp Nha Kỹ Thuật xây dựng chương trình Thăng Long. Đoàn 68 nằm trong căn cứ Nguyễn Cao Vi và ở Long Thành. Nhân viên (quân biệt kích) đoàn 68 được huấn luyện riêng biệt trong căn cứ ở Long Thành. Do tình trạng giảm quân để hồi hương, đến ngày 25 tháng Mười Một năm 1972, ban cố vấn đoàn 68 chỉ còn lại 1 sĩ quan và 1 hạ sĩ quan Hoa Kỳ.

HOẠT ĐỘNG
Các toán biệt kích Earth Angel bao gồm quân nhân Bắc Việt về hồi chánh (Chiêu Hồi) lấy tin tức tình báo tác chiến của các đơn vị chính quy Bắc Việt xâm nhập vào miền nam Việt Nam. Tất cả đều được huấn luyện để xâm nhập nhẩy dù, trực thăng và đường bộ. Vài người được tuyển chọn theo học khóa nhẩy dù điều khiển (HALO) để xâm nhập. Các toán biệt kích Earth Angel thường được trao nhiệm vụ thám sát đường mòn, sông rạch… Trong vài trường hợp họ được đưa vào thám sát, thẩm định các trận thả bom trong các hành quân Arclight do Kông Lực Hoa Kỳ đảm trách.

Các điệp viên Pike Hill bao gồm người Khmer (Miên), người Việt gốc Miên. Họ thiết lập những mạng lưới tình báo trong dân chúng người Miên trong vùng đông bắc Cambodia. Mỗi toán thường có ba, bốn người hoạt động trong khoảng thời gian kéo dài sáu tháng. Đôi khi các biệt kích Miên trong chương trình Pike Hill được đưa vào khu vực thả bom để thẩm định kết qủa.   
                                 
Phạm Hòa sưu tầm Vũ Đình Hiếu dịch thuật

Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật BTTM - QLVNCH

Thành Lập Sở Liên Lạc Sở Liên Lạc Nha Kỹ Thuật chính thức thành lập vào tháng 1 năm 1964 tại Sài gòn Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Hồ Tiêu sa...